Xin chào các bạn, lại là Vàng đây! Hôm nay Vàng sẽ chia sẻ cho các bạn bí quyết buộc dây giày khi đi trekking nhé!
Chắc chắn sẽ có nhều bạn thắc mắc: “Ủa buộc dây giày ai mà hỏng biết baaaa!!!”. Nhưng mà các bạn cứ hãy nghe Vàng chia sẻ đã các bạn nhé! Sẽ có nhiều đó điều thú vị lắm đó nhaaaa … 🙂
Buộc dây giày là một điều rất đỗi bình thường và đơn giản, đến nỗi đây có lẽ là điều mà ba mẹ chúng ta đã dạy từ khi lên 5 lên 10. Nhưng đó là khi bạn mang giày hàng ngày thôi bạn ơi, còn khi đi trekking, việc buộc dây giày thật chắc chắn là tối quan trọng luôn! Hãy tưởng tượng thử mỗi lần leo qua con dốc hay băng qua con suối, bạn nhìn xuống chân và thấy hai dây giày của mình đã bị bung ra từ lúc nào không biết. Và đó chắc chắn là một “cực hình” bởi trên vai bạn là chiếc balo bự chảng mà phải khum hay ngồi xuống để buộc dây giày, nghĩ thôi là thấy đầy uể oải rồi. Không những vậy, khi dừng lại buộc dây giày sẽ làm cho cả đoàn phải dừng lại để đợi bạn hoặc tệ hơn thế nữa là bạn sẽ bị bỏ lại phía sau.
Để tránh trường hợp bị bung dây giày liên tục này, trước hết bạn hãy buộc dây giày đúng cách nhất có thể. Chúng ta nên buộc làm sao cho mối buộc phải thật chặt và cứng. Vàng chia sẻ bạn vài mối buộc chuyên dụng dành cho đi trekking mà bạn nên biết nha:
+ Đầu tiên là BUỘC CHÉO: Đây là kiểu buộc phổ biến nhất và đơn giản nhất, bạn chỉ cần xỏ dây đan xen nhau qua các lỗ và tạo thành những dấu X và phần dây dư bạn sẽ thắt lại thành một cái nơ bé bé xinh xinh ngay dưới cổ chân của bạn.
+ Thứ 2 là BUỘC THẲNG theo hàng: Cách buộc này làm cho phần dây trên giày bạn trông rất gọn vì nhìn nó như một cái thang rất ngay hàng thẳng lỗi. Cách này giúp hạn chế các góc chéo giúp giảm áp lực lên các ngón chân khi đi trekking.
Và lưu ý là phần dây dư thì các bạn nên xỏ luồng xuống phía đế giày, vì nếu để phần dây dư ra ngoài sẽ rất dễ bị người đi sau giẫm lên hoặc do chính chân của mình giẫm lên ( hay còn gọi là lẹo chân), điều này có thể gây nguy hiểm. Tuy nhiên, cách này chỉ có thể hạn chế số lần bạn phải khum xuống buộc lại dây giày của mình thôi chứ không hẳn là triệt để
+ Cách thứ 3, tuy cách này không giúp bạn buộc dây giày nhanh hơn, nhưng sẽ giúp các bạn đỡ tốn sức hơn nhưng vẫn đảm bảo độ chắc chắn cho hành trình đi trekking. Và đây cũng là cách mà Vàng khuyên các bạn nên áp dụng rộng rãi khi đi trekking cùng bạn bè, người yêu, hay một người rất thân đối với mình. Đó chính là CHIẾN THUẬT “NHỜ VẢ”. :))
Cách này phù hợp hơn với các bạn nữ vì hành động ngồi xuống buộc dây giày cho người mình yêu giữa chốn rừng thiêng nước đọng khi đi trekking sẽ là một hành động rất đáng yêu ở các bạn nam. Và Vàng tin rằng các bạn nam luôn sẵn sàng là điều đó dù có mệt mỏi cỡ nào.
+ Ngoài ra, bạn có thể đầu tư hẳn một dụng cụ rất hữu ích đó chính là dụng cụ buộc giày. Thay vì bạn buộc giày bằng dây, thì giờ đây bạn có thể sử dụng dụng cụ này khi đi trekking. Nó có những cái chốt như những cái chốt trong áo phao và bạn chỉ cần gài những cái chốt ấy lại với nhau. Dụng cụ này có bán rất nhiều trên thị trường với giá giao động chỉ từ 50.000 VNĐ đến 100.000 VNĐ. Và Vàng nghĩ cách này là chắc chắn nhất.
+ Còn mà bạn muốn chắc chắn hơn nữa nhưng không vất vả buộc dây khi đi trekking thì Vàng nghĩ bạn chúng ta nên sắm ngay cho mình một đôi-dép-“tổ ong” huyền thoại. Đây là đôi dép có độ bám và độ bền bỉ cao nhất vũ trụ và bạn cũng không mất 1 giây nào để buộc dây cả. Hehehe …
Trên đây là những kinh nghiệm buộc dây giày mà Vàng có được sau nhiều chuyến trekking đầy thú vị. Hy vọng những chia sẻ của Vàng sẽ giúp cho bạn có một chuyến đi trekking đầy niềm vui và kỷ niểm đẹp với gia đình và người thân nhé.
Nếu bạn muốn thử cảm giác đi trekking như thế nào, hãy xách balo lên và đi ngay cùng Vàng nhé!
Bạn có thể tham khảo các hành trình hấp dẫn của Vàng tại https://tourtrekking.vn/tour-trekking-camping/
Hoặc